Review: Giải mã Hàn Quốc sành điệu

Khoảng hơn chục năm trước, Hàn Quốc mà đặc trưng là K-pop, phim ảnh đã tạo nên cơn sốt tại châu Á. Ở Việt Nam, thậm chí còn có cảnh nhà nhà người người xem phim Hàn Quốc phát sóng giờ vàng. Các fan hâm mộ K-pop thì nghe nhạc, nhảy cover và cố làm đủ mọi cách để trông-giống-thần tượng. Chắc chắn khi đó, tham vọng của Hàn Quốc không dừng lại ở việc chỉ nắm trong tay quyền thống trị khu vực. Bằng chứng là một trong vài năm trở lại đây, Hallyu mạnh mẽ bùng nổ và càn quét trên phạm vi toàn thế giới. Vậy thì nguyên nhân nào khiến một đất nước từng sản xuất những bộ phim bị chính khán giả trong nước quay lưng nay lại xuất khẩu cả một nền văn hóa (pop culture) sang nước ngoài?

“Giải mã Hàn Quốc sành điệu” có thể coi là lý giải tương đối đầy đủ cho câu hỏi trên. Được viết bởi Euny Hong – một nhà báo Mỹ gốc Hàn, cô có thời gian sinh sống và học tập cũng như trải nghiệm văn hóa ở cả Mỹ lẫn Hàn Quốc nên cách tiếp cận khá đa chiều. 

Cuốn sách của Hong có đề cập tới một số khái niệm mới như “pop culture” hay “xuất khẩu văn hóa”. Những khái niệm chỉ xuất hiện khi Hallyu hình thành. Từng nhân tố của “pop culture” – K-pop, điện ảnh, phim truyền hình, và game (yếu tố này ít người ngờ đến nhất) được đem ra mổ xẻ, phân tích. Bằng những ví dụ minh họa sinh động và dung lượng thông tin lớn, sách đưa ra lời giải thích về sự thành công nhanh chóng của Hallyu. Từ lớp bóc tách này mới thấy sự bài bản trong công tác PR, sự thấu hiểu sâu sắc thị trưởng, sự “nhúng tay” có-chủ-ý nhưng kịp thời, đúng lúc của chính phủ Hàn Quốc vào các hoạt động giải trí. 

Sách cũng thẳng thắn phô bày nhiều mặt trái của Hallyu cũng như xã hội Hàn Quốc. Một số điều được tiết lộ trong cuốn sách sẽ gây bất ngờ hoặc gây sốc cho người đọc. 

Dù thuộc thể loại non-fiction nhưng sách được viết theo lối dễ hiểu và khá thú vị. Tuy nhiên, dù đã cố gắng giữ thái độ trung lập, khách quan nhưng ở một số phần, tác giả vẫn không giấu được ít nhiều sự châm biếm,… uhm và cả khinh miệt một chút với những “hủ tục” hay những thói quen của người Hàn Quốc mà tác giả cho là rắc rối, kì cục. Chính vì thế, màu sắc cá nhân trong cuốn sách vẫn rất rõ nét, một số nhận định vì thế mà trở nên cảm tính, thiếu căn cứ. 

Thông tin bên lề – for fun:

  • Người Mỹ gốc Hàn thường phải nhận những cái nhìn khá tiêu cực của chính người dân Hàn Quốc —> Đoạn này trái hẳn với ông Việt Nam nhà mình, thấy Việt kiều là cứ tớn hết cả lên.
  • Chính sách đòn roi hiện vẫn được áp dụng trong giáo dục Hàn Quốc. Một mặt nó cổ súy cho bạo lực học đường nhưng mặt khác sự uốn nắn này đã tạo ra một thế hệ trẻ em rất ngoan và biết nghe lời —> Bây giờ thì trẻ em ở Việt Nam sướng như tiên rồi, thầy cô chỉ đánh cháu 1 cái là lên báo lùm xùm luôn xong thì tha hồ mà giải trình với xin lỗi…
  • Ở trang 134 có nhắc đến một trích dẫn: “Chỉ có hai quốc gia sống sót sau cả trăm cuộc xâm lược là Scotland và Hàn Quốc” —> Tôi nghi ngờ tính xác thực quá mà chưa có thời gian check lại nè. Who can help me?
  • Điểm khác biệt giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Hàn Quốc đã tạo ra mô típ thần tượng khác biệt hoàn toàn. Nếu như các quốc gia phương tây có thể có hình mẫu “bad guy” hoặc “good guy” thì ngược lại, thần tượng Hàn Quốc chỉ được phép làm “chak han” (ngoan) hoặc không gì cả. Ở Hàn không có khái niệm trai hư. Chính vì thế nên chúng ta mới thấy dân Hàn rất khắt khe với thần tượng và bản thân các idol cũng rất chú trọng đến việc “bảo vệ hình tượng”. Nếu một nghệ sĩ sử dụng ma túy thì mọi người sẽ thất vọng. Những điều tương tự có thể hủy hoại cả sự nghiệp, nhất là scandal tình dục. Có thể liên hệ ngay với vụ bê bối của Seungri trong thời gian vừa rồi.
  • Tập đoàn Samsung đóng góp tới ⅕ GDP Hàn Quốc và là một trong 9 thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới (số liệu năm 2012). Và hiện tại nền kinh tế của Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào các chaebol (siêu tập đoàn) như thế này —> Trong sách có nguyên 1 chương nói về Samsung, tự dưng nhớ ra vụ diễn viên Go Hyun Jung trước đây lấy cháu của chủ tịch Samsung rồi bị cả nhà chồng khinh vì xuất thân không môn đăng hộ đối. Đúng là có tiền là có quyền, định đoạt được cả số phận một con người. 

Anw dù sao thì đã từng có thời thích Hàn Quốc nhưng cũng sớm nhận ra mặt trái của những thứ hào nhoáng mà đất nước này cố phô bày ra. Thật tội nghiệp! Tôi chỉ muốn sống ở Việt Nam, kiếm nhiều tiền, cứ nhiều nhiều dôi dôi một chút thì lại sang nước bạn “ị” một bãi rồi đi về (theo nhời của một người bạn thân, hihi).

Bình luận về bài viết này